Học sinh ngày nay càng ngày càng có điều kiện để sở hữu những sản phẩm phụ kiện đắt tiền từ điện thoại, tai nghe, quần áo, giày dép,v.v… Cuối cùng, phụ kiện chỉ là phụ kiện, nhiều học sinh lại lấy cái “mã” để làm thước đo cho một con người.
1. Cuộc chạy đua về đích
Chẳng biết từ lúc nào, trong trường học lại là nơi mọi người khoe những món đồ thời thượng nhất, mới nhất.
“Này biết ngày mai Clownz ra bộ sưu tập mới chưa? Tao sẽ đi xếp hàng để mua!”
“Đôi giày này mày mua bao nhiêu thế? “
“Ê tao đang định đổi thành Airpods 2 mày thấy được hông?”
Những câu hỏi này xuất hiện vô cùng thường xuyên. Đương nhiên, ăn mặc trang diện là nhu cầu thiết yếu của loài người. Thương hiệu, số lượng chất lượng sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi người. Không phải ai cũng sẽ có khả năng chi trả hàng triệu đồng cho một đôi giày hay một chiếc quần chiếc áo. Tầng lớp phân biệt, ăn mặc phân biệt. Nhưng không có nghĩa ăn mặc sẽ nói lên nhân cách của một người.
2. Ngưng phán xét
Rốt cuộc giá trị nhân cách của một người liệu có thể hiện qua phụ kiện?
Tự do ăn mặc là quyền cố hữu thuộc về cá nhân.
Một người ăn mặc toàn đồ hiệu không có nghĩa là khoe mẽ, quan tâm đến thời trang không có nghĩa là học đòi. Ngược lại, một người đi đôi giày vài chục cũng chẳng phải là nghèo khổ. Mặc sao cho phù hợp với hoàn cảnh và mức chi tiêu của gia đình mới là điều quan trọng nhất.
3. Tạm kết
Thế giới có 7 tỷ người, 204 quốc gia. Mỗi một người lại là một màu sắc khác biệt, mỗi một người sẽ có một chọn lựa, một quyết định riêng. Vậy nên, tôn trọng quyền lợi của người khác cũng sẽ là tôn trọng quyền lợi của chính bản thân mình sau này. Biết dung hòa sự khác biệt sẽ được tập thể chào đón.
Sống đúng với bản thân, không cần e ngại.